date
  • Cả cuộc đời của người phụ nữ là một bài lịch sử về những yêu thương.(Washington Irving)
  • Nếu phụ nữ không hiện hữu, tất cả tiền bạc trên thế giới đều vô nghĩa.(Aristotle onassis)
  • Mỗi người đàn bà đều có một nét quyến rũ kỳ bí, nếu họ không kiêu hãnh và bướng bỉnh.(Joanna Ballie)
  • Phụ nữ Thanh Hóa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

“Chi hội phụ nữ tự quản vệ sinh an toàn thực phẩm”- mô hình tự quản, tự giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 16:11:49 30/08/2019 (GMT+7)

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại cơ sở, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, năm 2017, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thành lập 45 mô hình điểm “Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP” tại 15 đơn vị. Đến nay, các cấp Hội đã nhân rộng được 406 chi hội với 37.650 thành viên tham gia.
 
 “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” là mô hình mới thông qua hình thức tự quản, tự giám sát và đôn đốc lẫn nhau giữa các thành viên trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện các vi phạm, thông báo cho Ban điều hành “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” để có biện pháp giải quyết kịp thời. Bước đầu triển khai xây dựng mô hình, Hội LHPN tỉnh lựa chọn những địa bàn phát sinh hoặc có nguy cao về chất lượng VSATTP như: vùng trọng điểm sản xuất rau, chế biến thực phẩm, thức ăn đường phố, kinh doanh, du lịch… xây dựng tiêu chí đánh giá “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” là: 100% hộ gia đình có hội viên phụ nữ được tuyên truyền nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; 100% hộ gia đình có hội viên phụ nữ ký cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn quy trình thành lập mô hình; xây dựng nội dung tự quản đối với những hộ gia đình hội viên tiêu dùng, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; đăng ký với cấp ủy chính quyền địa phương và huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành có liên quan về công tác đảm bảo VSATTP tại địa phương, đơn vị; tổ chức tập huấn kỹ năng giám sát, điều hành, tập huấn chuyên đề cho Ban điều hành và thành viên mô hình; tổ chức cho hội viên đăng ký nội dung tự quản phù hợp với từng đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm…); giám sát và kiểm tra, đánh giá và ra quyết định công nhận chi hội đạt tất cả các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Với quy chế hoạt động sinh hoạt định kỳ 1 tháng/ lần với các chủ đề khác nhau để tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về an toàn thực phẩm cho thành viên chi hội, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Điểm đáng chú ý, thành viên trong chi hội và người dân trong cộng đồng có thể phản ánh, góp ý về các hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa đảm bảo an toàn VSTP qua hệ thống hòm thư góp ý về vệ sinh an toàn thực phẩm được đạt ngay tại nhà văn hóa thôn, qua đó kịp thời phát hiện các vi phạm VSATTP, thông báo cho Ban điều hành để có biện pháp giải quyết kịp thời. Định kỳ, các cấp Hội tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả mô hình làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện; chỉ đạo các đơn vị xây dựng hòm thư góp ý tại chi hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong chi hội; phân công cán bộ phụ trách, dự sinh hoạt Chi hội mỗi tháng một lần, phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động theo quy định. Cùng với đó, các thành viên còn làm tốt việc tuyên truyền, vận động người thân và nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp những thông tin về các địa chỉ không đảm bảo vệ sinh ATTP cho các ngành chức năng kiểm tra, xử lý.
 
Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP của chi hội phố tây ga, phường Phú Sơn, TP,. Thanh Hóa.jpg

Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP của chi hội phố Tây Ga, phường Phú Sơn, 
TP. Thanh Hóa tổ chức sinh hoạt định kỳ
 
Để tiếp tục tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động, nâng cao tính tự giác trong sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm của hội viên, phụ nữ, vừa qua, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tập huấn kiến thức VSATTP, kỹ năng quản lý, điều hành, giám sát cho Ban điều hành “Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP” năm 2019 cho 500 người là Ban điều hành“Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP”. Sau lớp tập huấn, các chị sẽ tiếp tục vận động các thành viên tham gia mô hình thực hiện có hiệu quả những nội dung đã cam kết khi thành lập mô hình.
 
Có thể thấy, việc xây dựng mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP” đã và đang đem lại hiệu quả tích cực, thu hút 100% phụ nữ tại chi hội tham gia. Trong đó khuyến khích tính tự quản, tự giám sát lẫn nhau nhằm nâng cao tính tự giác trong sản xuất kinh doanh và chế biến thực phẩm, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của hội viên, phụ nữ. Đến nay, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tổ chức được 389 buổi tuyên truyền với 89.425 hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn tham gia. Ngoài ra các cấp Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức được 78 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 9.048 hội viên, phụ nữ; In ấn phát hành 19.600 tờ rơi truyền thông, 1.415 đĩa CD tuyên truyền;16.900 bản cam kết và tổ chức cho 100% hội viên, phụ nữ ký cam kết thực hiện VSATTP. Đặc biệt, thông qua hòm thư góp ý đã tiếp nhận hàng trăm ý kiến, nội dung góp ý, trong đó có 67 ý kiến kiến nghị đã giúp chính quyền, các ngành các cấp xem xét, giải quyết và tuyên truyền thuyết phục để cho người dân thực hiện tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
                                       Kiều Oanh
 
 
Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thống kê truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
156265