date
  • Cả cuộc đời của người phụ nữ là một bài lịch sử về những yêu thương.(Washington Irving)
  • Nếu phụ nữ không hiện hữu, tất cả tiền bạc trên thế giới đều vô nghĩa.(Aristotle onassis)
  • Mỗi người đàn bà đều có một nét quyến rũ kỳ bí, nếu họ không kiêu hãnh và bướng bỉnh.(Joanna Ballie)
  • Phụ nữ Thanh Hóa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Phụ nữ Thanh Hóa phát triển các mô hình kinh tế tập thể

Đăng lúc: 13:59:51 27/05/2019 (GMT+7)

Khuyến khích hội viên phụ nữ tham gia các mô hình kinh tế tập thể để tăng cường tính liên kết, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế là cách làm mang lại hiệu quả của Hội LHPN huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

4. Phạm Thị Ngân tại HTX tiểu thủ công may xuất khẩu Trung Kiên, huyện Hoằng Hóa.jpg

Chị Phạm Thị Ngân tại HTX tiểu thủ công may xuất khẩu Trung Kiên
 
HTX tiểu thủ công nghiệp may xuất khẩu Trung Kiên (xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa) tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa du nhập nghề thủ công mỹ nghệ để tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, tuy nhiên do nhiều khó khăn lúc bấy giờ, nghề chỉ duy trì được thời gian ngắn. 
 
Tiếc nghề, thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của những chị em đã từng gắn bó với công việc thêu, đan, đồng thời được sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, tháng 5/2008, chị Phạm Thị Ngân đã đứng lên kêu gọi một số chị em có tay nghề cao khôi phục lại nghề và thành lập Hợp tác xã với ngành nghề đa dạng hơn. HTX tiểu thủ công nghiệp may xuất khẩu Trung kiên ra đời với số vốn ban đầu khoảng 300 triệu đồng. Để duy trì và phát triển HTX, chị Ngân bỏ thời gian, công sức và tiền bạc lặn lội qua các địa phương để đi tìm mối thu mua nguyên liệu, mối tiêu thụ sản phẩm..., rồi tổ chức đào tạo lại nghề cho xã viên. Với sự năng nổ, nhiệt tình, chịu thương chịu khó, chị Ngân đã cùng thành viên trong HTX vượt qua khó khăn để phát triển và mở rộng quy mô ngành nghề, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. 
 
Hiện, HTX có 3 cơ sở tại các xã Hoằng Hà, Hoằng Kim, Hoằng Khánh, tạo việc làm cho 300 lao động với mức lương từ 3,5-4,5 triệu đồng/ người/ tháng. Trung bình mỗi tháng HTX xuất ra thị trường khoảng 200 nghìn túi siêu thị và 1000 sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, lợi nhuận đạt 35-40 triệu đồng. Sản xuất theo mô hình HTX đã giúp cho người lao động có việc làm, thu nhập ổn định hơn. Chị Ngân cho biết: “Phát triển kinh tế với mô hình HTX rất thuận lợi, tôi được tham gia nhiều hội thảo, tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước, mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác đơn hàng, nhờ vậy mà HTX luôn có đầu ra ổn định cho sản phẩm”. 
 
HTX sản xuất con giống và nông sản sạch, hướng đi mới của hội viên, phụ nữ xã Hoằng Trinh 

Hợp tác xã sản xuất con giống và nông sản sạch xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa thành lập tháng 10/2018 với 11 thành viên tham gia, đều là những hộ làm nghề sản xuất giống gia cầm. 
 
Chị Nguyễn Thị Liên (giám đốc hợp tác xã) cho biết: “Trước đây các hộ làm nhỏ lẻ, vận chuyển 1000 con giống, nhưng mỗi hộ lại phải chi phí 1 chuyến xe đến cùng một địa điểm giao hàng. Nay vào HTX, vận chuyển 5-7 nghìn con cũng chỉ 1 chuyến xe, chi phí giảm bớt đi nên chị em rất phấn khởi”.
 
Mặc dù mới được thành lập nhưng các thành viên HTX đã nhận thấy vai trò, lợi ích khi tham gia vào mô hình, ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, sản xuất theo mô hình HTX còn giúp cho các thành viên tiết kiệm được chi phí trong sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Hiện tại, mỗi tháng HTX cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn con giống gia cầm các loại, doanh thu đạt 3-4 tỷ đồng, tạo việc làm cho 20 lao động tại địa phương, với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Nhật Linh 

Thống kê truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
156265