Người phụ nữ tâm huyết với thảo mộc
Đăng lúc: 07:27:45 31/07/2020 (GMT+7)
Không khởi nghiệp từ những ngành nghề quen thuộc, Nguyễn Thị Lan Anh, thôn Ngưu Phương, xã Quảng Khê (Quảng Xương) lại tìm hướng đi riêng cho mình bằng việc gắn với những bài thuốc nam mộc mạc vườn nhà. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi, chị đã tự gây dựng sự nghiệp của mình và đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thảo dược.
Tâm huyết và gắn bó với những cây thuốc mộc mạc
đã mang lại thành công cho Nguyễn Thị Lan Anh.
Sinh ra trong gia đình không có ai làm nghề y dược, từ bé đến lớn, cô gái nhỏ quê ở huyện Đông Sơn cũng chưa bao giờ để ý đến các loại cỏ cây được xem như những vị thuốc dân dã, mộc mạc mọc đầy quanh vườn. Thế nhưng từ ngày về làm dâu miền đất Quảng Khê, thấy nhiều người dân địa phương thường tranh thủ lúc nhàn rỗi lên núi hái lá, tìm cây thuốc mang về trữ và bán cho các hàng thuốc nam ở khắp nơi trong tỉnh thì chị mới nảy ra ý tưởng biến những lợi thế địa phương thành cơ hội phát triển kinh tế gia đình.
Để hiện thực ý tưởng, mặc dù khi ấy đang nuôi con nhỏ nhưng Lan Anh vẫn quyết định đi học tại Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để nắm vững kiến thức cơ bản về các phương thuốc dân gian. Sau khi đã có bằng y sĩ đông y, hiểu rõ đặc trưng của từng nhóm cây dược liệu cũng như biết cách bào chế từng loại thuốc, chị mới mạnh dạn bắt tay khởi nghiệp.
Dẫn chúng tôi đi tham quan khu sơ chế thảo mộc, chị không ngừng giới thiệu về từng loại cây lá cũng như tác dụng của nó trong việc hỗ trợ sức khỏe, chữa trị các bệnh trên cơ thể người. Cả một khoảng không gian từ bên trong nhà bào chế thuốc đến phía ngoài sân rộng trước nhà đều nồng lên mùi thơm cây cỏ tự nhiên. Những người thợ luôn tay với công việc, người thái tam thất, hà thủ ô, người tranh thủ những khoảng nắng mới của những ngày cuối xuân để mang từng thúng lá cắt vụn ra phơi trên một khoảng sân rộng.
Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, chậm rãi, chị kể với chúng tôi: Năm 2009, sau khi có bằng chuyên môn về đông y, tôi quyết định mở một phòng khám đông y nhỏ tại nhà. Không gian làm việc bé xíu, bày đủ thứ chai lọ, cao dầu, vài chiếc tủ đựng thuốc và bộ bàn ghế nhỏ để tiếp khách là nơi để làm nghề. Người dân trong xã khi có bệnh nếu không tự chữa được tại nhà lại tìm đến để điều trị. Ai đến cũng được tận tình thăm khám và chỉ dẫn. Vì thế, dần dần cái tên phòng khám đông y của chị được nhiều người biết đến.
Cứ thế, ban ngày mở cửa đón khách chữa bệnh, buổi tối chị miệt mài đọc sách và nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao chuyên môn. Ngoài những loại cây cỏ dễ kiếm trong vùng như bồ công anh, tía tô, lá lốt, sả..., chị đi đi lại lại giữa các huyện miền núi trong tỉnh và nhiều tỉnh miền núi khác để tìm các loại cây thuốc hiếm như: Sa nhân, kì tử, kim ngân hoa... mang về nhà để bào chế, chiết xuất ra các sản phẩm đặc trị. Kiến thức được học bài bản trong trường lớp cộng với những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế khiến chị ngày càng dày dạn hơn với nghề. Không chỉ điều trị, chị còn nghiên cứu ra nhiều phương thuốc bổ trợ sức khỏe được nhiều người tin dùng.
Giờ đây khi hoạt động của phòng khám đi vào ổn định, chị lại tiếp tục tìm thêm hướng đi mới để vừa thỏa sức làm nghề vừa tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế. Với lợi thế về nền tảng kiến thức làm nghề cũng như thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại địa phương, tận dụng nguồn lao động dồi dào từ những người dân lớn tuổi trong xã, Lan Anh đẩy mạnh đưa thảo dược trở thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường. Chị tập trung đặc biệt vào đối tượng khách hàng là phụ nữ có bầu, sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vì theo chị đây là những người cần nhất đến sản phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên.
“Quả thực là chẳng hề dễ dàng chút nào để tự thân vừa tập trung phát triển nghề thuốc vừa tìm cách quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Không sử dụng các chiến dịch truyền thông rầm rộ, tôi chỉ tự mình chia sẻ trên zalo, facebook cá nhân và đích thân đem những sản phẩm giới thiệu đến các trung tâm chăm sóc mẹ và bé cũng như các cơ sở spa, chăm sóc sắc đẹp... Nhờ có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và hiệu quả, dần dần các sản phẩm thảo mộc đã được nhiều cơ sở kinh doanh đón nhận, trở thành nguyên liệu chính để họ chăm sóc cho khách hàng”, chị Lan Anh tâm sự.
Giờ đây, các sản phẩm thảo mộc của chị không chỉ được thị trường trong tỉnh đón nhận mà còn vươn ra thị trường các tỉnh ngoài như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Nhờ đó, doanh thu mỗi năm đạt được từ 500 đến 600 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập 160.000 đồng/ngày công.
Cầm trên tay hộp Lá xông hơi cảm lạnh và Ngâm chân Mộc Việt, chị tự hào khoe với chúng tôi về 2 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP năm 2019. Chị nói: Chất lượng 2 sản phẩm trên đã được giới chuyên môn kiểm định và người tiêu dùng tin tưởng. Tới đây, tôi sẽ còn tiếp tục đưa nhiều sản phẩm của mình tham gia chương trình OCOP để khẳng định thêm con đường lựa chọn của mình là đúng đắn. Và mong ước của tôi sắp tới sẽ mở rộng thị trường hơn nữa cho mặt hàng thảo mộc, biến vùng đất quê hương trở thành vùng dược liệu để cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất. Từ đó giúp phát triển kinh tế cho riêng mình và tạo cơ hội cho người dân địa phương có thêm thu nhập từ việc cung cấp nguyên liệu cũng như tham gia sản xuất trong cơ sở chế biến.
“Mong muốn có thể chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người là một công việc thực sự ý nghĩa, giúp tôi đóng góp được nhiều thứ giá trị nhân văn cho cuộc sống, đó cũng là phương châm trong công việc của tôi”, chị tâm sự.
Để hiện thực ý tưởng, mặc dù khi ấy đang nuôi con nhỏ nhưng Lan Anh vẫn quyết định đi học tại Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để nắm vững kiến thức cơ bản về các phương thuốc dân gian. Sau khi đã có bằng y sĩ đông y, hiểu rõ đặc trưng của từng nhóm cây dược liệu cũng như biết cách bào chế từng loại thuốc, chị mới mạnh dạn bắt tay khởi nghiệp.
Dẫn chúng tôi đi tham quan khu sơ chế thảo mộc, chị không ngừng giới thiệu về từng loại cây lá cũng như tác dụng của nó trong việc hỗ trợ sức khỏe, chữa trị các bệnh trên cơ thể người. Cả một khoảng không gian từ bên trong nhà bào chế thuốc đến phía ngoài sân rộng trước nhà đều nồng lên mùi thơm cây cỏ tự nhiên. Những người thợ luôn tay với công việc, người thái tam thất, hà thủ ô, người tranh thủ những khoảng nắng mới của những ngày cuối xuân để mang từng thúng lá cắt vụn ra phơi trên một khoảng sân rộng.
Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, chậm rãi, chị kể với chúng tôi: Năm 2009, sau khi có bằng chuyên môn về đông y, tôi quyết định mở một phòng khám đông y nhỏ tại nhà. Không gian làm việc bé xíu, bày đủ thứ chai lọ, cao dầu, vài chiếc tủ đựng thuốc và bộ bàn ghế nhỏ để tiếp khách là nơi để làm nghề. Người dân trong xã khi có bệnh nếu không tự chữa được tại nhà lại tìm đến để điều trị. Ai đến cũng được tận tình thăm khám và chỉ dẫn. Vì thế, dần dần cái tên phòng khám đông y của chị được nhiều người biết đến.
Cứ thế, ban ngày mở cửa đón khách chữa bệnh, buổi tối chị miệt mài đọc sách và nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao chuyên môn. Ngoài những loại cây cỏ dễ kiếm trong vùng như bồ công anh, tía tô, lá lốt, sả..., chị đi đi lại lại giữa các huyện miền núi trong tỉnh và nhiều tỉnh miền núi khác để tìm các loại cây thuốc hiếm như: Sa nhân, kì tử, kim ngân hoa... mang về nhà để bào chế, chiết xuất ra các sản phẩm đặc trị. Kiến thức được học bài bản trong trường lớp cộng với những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế khiến chị ngày càng dày dạn hơn với nghề. Không chỉ điều trị, chị còn nghiên cứu ra nhiều phương thuốc bổ trợ sức khỏe được nhiều người tin dùng.
Giờ đây khi hoạt động của phòng khám đi vào ổn định, chị lại tiếp tục tìm thêm hướng đi mới để vừa thỏa sức làm nghề vừa tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế. Với lợi thế về nền tảng kiến thức làm nghề cũng như thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại địa phương, tận dụng nguồn lao động dồi dào từ những người dân lớn tuổi trong xã, Lan Anh đẩy mạnh đưa thảo dược trở thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường. Chị tập trung đặc biệt vào đối tượng khách hàng là phụ nữ có bầu, sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vì theo chị đây là những người cần nhất đến sản phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên.
“Quả thực là chẳng hề dễ dàng chút nào để tự thân vừa tập trung phát triển nghề thuốc vừa tìm cách quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Không sử dụng các chiến dịch truyền thông rầm rộ, tôi chỉ tự mình chia sẻ trên zalo, facebook cá nhân và đích thân đem những sản phẩm giới thiệu đến các trung tâm chăm sóc mẹ và bé cũng như các cơ sở spa, chăm sóc sắc đẹp... Nhờ có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và hiệu quả, dần dần các sản phẩm thảo mộc đã được nhiều cơ sở kinh doanh đón nhận, trở thành nguyên liệu chính để họ chăm sóc cho khách hàng”, chị Lan Anh tâm sự.
Giờ đây, các sản phẩm thảo mộc của chị không chỉ được thị trường trong tỉnh đón nhận mà còn vươn ra thị trường các tỉnh ngoài như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Nhờ đó, doanh thu mỗi năm đạt được từ 500 đến 600 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập 160.000 đồng/ngày công.
Cầm trên tay hộp Lá xông hơi cảm lạnh và Ngâm chân Mộc Việt, chị tự hào khoe với chúng tôi về 2 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP năm 2019. Chị nói: Chất lượng 2 sản phẩm trên đã được giới chuyên môn kiểm định và người tiêu dùng tin tưởng. Tới đây, tôi sẽ còn tiếp tục đưa nhiều sản phẩm của mình tham gia chương trình OCOP để khẳng định thêm con đường lựa chọn của mình là đúng đắn. Và mong ước của tôi sắp tới sẽ mở rộng thị trường hơn nữa cho mặt hàng thảo mộc, biến vùng đất quê hương trở thành vùng dược liệu để cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất. Từ đó giúp phát triển kinh tế cho riêng mình và tạo cơ hội cho người dân địa phương có thêm thu nhập từ việc cung cấp nguyên liệu cũng như tham gia sản xuất trong cơ sở chế biến.
“Mong muốn có thể chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người là một công việc thực sự ý nghĩa, giúp tôi đóng góp được nhiều thứ giá trị nhân văn cho cuộc sống, đó cũng là phương châm trong công việc của tôi”, chị tâm sự.
(Baothanhhoa.vn)